Hướng dẫn cách xử lý dầm bê tông bị võng

Tình trạng dầm bê tông bị võng là vấn đề xảy ra khi gặp sai sót trong quá trình đổ bê tông dầm dầm sàn. Nó ít phổ biến hơn tình trạng nứt sàn nhà. Tuy nhiên, võng sàn mang đến sự nguy hiểm hơn so với nứt sàn, dầm. Do vậy, chúng ta cần đi tìm nguyên nhân và cách xử lý kịp thời để tránh gây ra vấn đề phức tạp hơn. 

Nhận diện dầm bê tông bị võng khá đơn giản, bạn sẽ thấy các vị trí võng xuống thấp hơn bề mặt cố định của bê tông. Nếu tình trạng này nghiêm trọng hơn có thể xảy ra vấn đề sụt lún thẳng xuống sàn, nguy cơ đe dọa tới cả công trình.

Nguyên nhân dẫn đến dầm bê tông bị võng

Dầm bê tông bị võng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân để có những cách khắc phục riêng biệt. Vậy nên, trước khi tìm hiểu cách xử lý vấn đề sàn dầm bê tông bị võng thì cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân cụ thể là điều đầu tiên.

Do móng nhà không đảm bảo, nền đất sụt lún khiến sàn nhà bị võng

Có thể nói, đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới sự cố sàn dầm bê tông bị võng. Khi tiến hành xây móng nhà ở trên nền đất, quá trình xử lý không hiệu quả dẫn tới bề mặt sàn ở vị trí đó võng xuống dần dần hình thành tình trạng nứt và sụt lún.

Phụ thuộc vào độ sụt lún nhiều hay ít của nền móng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới độ võng trên bề mặt dầm. Nếu tình trạng sụt lún quả nhiều sẽ dẫn đến trường hợp võng sàn lớn làm nứt tường, nặng nhất là nguy cơ sập nhà.

Do tải trọng tác động lên mặt sàn quá lớn

Sàn bê tông bị võng xuống cũng có thể phát sinh từ nguyên nhân tải trọng ép xuống quá mức quy định trên sàn nhà. Điều này dẫn đến sàn không chịu được lực và võng xuống.

Thực tế mỗi mặt dầm chỉ có một sức chịu lực tối đa tải trọng khoảng 200kg. Khối lượng của vật càng lớn thì khả năng gây ra tình trạng võng sàn càng cao.

Dầm bê tông bị võng do sử dụng ít thép chịu lực

Mỗi dầm bê tông sẽ cần một số lượng thép đúng như quy định. Nếu như số lượng thép chịu lực không nhiều theo như bản thiết kế dẫn cùng với tải trọng lớn từ ngôi nhà ép khiến mặt phẳng bê tông dần dần bị võng xuống.

Tùy theo tỷ lệ thép chịu lực bố trí khi thi công mà độ võng nặng hay nhẹ. Nguyên nhân này có thể không gây sụt lún nghiêm trọng nhưng cũng ảnh hưởng tới chất lượng, thẩm mỹ và độ bền của ngôi nhà.

Không nắn thẳng cốt thép chịu lực

Cốt thép được ví như khung xương của dầm bê tông cốt thép nên có vai trò khá quan trọng. Cốt thép đảm nhận nhiệm vụ làm trụ chịu lực cho toàn bộ căn nhà. Nếu như khi thi công, phần khung không được nắn thẳng sẽ dẫn đến khi đổ bê tông làm nền bị võng cùng với phần khung.

Cách xử lý vấn đề sàn dầm bê tông bị võng

Dù tình trạng hiện tại của ngôi nhà bạn sàn dầm bê tông bị võng lớn hay nhỏ thì cũng cần tiến hành khắc phục để tránh lâu dài tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn, gây ra nguy hiểm cho người trong nhà.

Nếu vết lõm nhẹ ở sàn không được lắp gạch hoa thì cách xử lý sẽ đơn giản nhất bằng cách tráng thêm lớp vữa lên mặt phẳng là được. Còn đối với vết lõm sàn lớn khiến gạch hoa bị vỡ thì cần quá trình xử lý phức tạp hơn.

Hãy dùng khoan và máy cắt để loại bỏ phần gạch bị vỡ. Sau đó gia công thêm dầm phụ để khắc phục tình trạng dầm bê tông bị võng, ngăn cho chúng không lây sang vị trí khác. Đổ hỗn hợp vữa vào vị trí đặt dầm phụ dưới sàn rồi lắp gạch hoa là được.

Để tránh dầm bê tông bị võng lại thì không nên để quá nhiều vật nặng tại một vị trí nhất định mà nên phân chia đều lực trên bề mặt sàn. Sàn nhà không bị võng khi nền móng vững chắc cùng xử lý tốt phần khung dầm, đổ bê tông…

==> Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết sau đây:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây