Cập nhật kiến thức về nhà đất, văn phòng…

Website tổng hợp kiến thức nhà đất, chung cư, văn phòng, bất động sản. Tư vấn kinh nghiệm mua nhà hợp phòng thủy cho mọi người

Download (67)
Blog

Tập thổi sáo trúc 6 lỗ liệu có khó như bạn nghĩ?

Sáo trúc là loại nhạc cụ đang được rất nhiều người tin dùng, bởi nó có thể giúp chúng ta biết đến thêm một loại nhạc cụ của dân tộc và giảm stress mỗi khi áp lực công việc nặng nề. Sau đây là hướng dẫn về cách thổi sáo trúc 6 lỗ dành cho người mới bắt đầu.

Khái quát về sáo trúc 6 lỗ

Sáo trúc 6 lỗ là một loại nhac cụ có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Sáo trúc 6 lỗ cho đến tận bây giờ vẫn rất phổ biến với người sử dụng. Hơn nữa, sáo trúc 6 lỗ là một loại nhạc cụ rất dễ dùng, dễ làm và tiện lợi khi chúng ta mang sáo đi mọi nơi. Điều đặc trưng ở sáo trúc 6 lỗ là khi thổi, nó sẽ phát ra được âm thanh trầm bổng. Nếu người chơi thể hiện hết tâm tình của mình vào tiếng sáo trúc này, chắc chắn sẽ thổi được một bài sáo vô cùng du dương, hay và dễ đi vào lòng người nghe.

Một số hướng dẫn về cách thổi sáo trúc 6 lỗ cơ bản

Cấu trúc cơ bản của sáo trúc 6 lỗ

Việc đầu tiên trước khi thổi sáo, người thổi sáo cần phải cầm sao thật chắc chắn và đứng hoặc ngồi đúng tư thế của người thổi sáo. Đây là một điều đơn giản nhưng nó lại là điều cực kỳ quan trọng. Ngồi chuẩn tư thế và cầm sáo đúng cũng là một yếu tố để thổi được một bài sáo hay và chính xác.

Điều quan trọng tiếp theo, trước khi học thổi sáo cần phải nắm được những nốt nhạc cơ bản để khi thực hành mới có thể thông thạo và dễ dàng cho việc học hơn. Những nốt nhạc cơ bản và những ký hiệu của chúng mà người học thổi sáo cần nắm rõ là: Đô (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Sol (G), La (A), Si (B).

Người bắt đầu học thổi sáo nên học thành thạo cách bấm thổi sáo 6 lỗ với quãng 1,2,3. Sau đó, nên học cách thổi các nốt thăng #, các nốt giáng (b).

Hướng dẫn về cách bấm các nốt nhạc trên các quãng của sáo trúc

  • Cách bấm những nốt nhạc trên quãng 1 của sáo trúc 6 lỗ

Người học sáo trúc cần nắm rõ bước đầu tiên này để làm nền tảng cho các bước tiếp theo. Đầu tiên nên tập thổi từ nốt Đô (C), Rê (D), Mi (E), Fa (F), Sol (G), La (A), Si (B). Việc tập đi tâp lại cho nhuần nhuyễn sẽ giúp người học cảm nhận được âm sắc của từng nốt nhạc và có thể ghi nhớ chính xác các nốt nhạc trên sáo trúc

  • Cách bấm những nốt nhạc trên quãng 2 của sáo trúc 6 lỗ

Sau khi đã luyện tập xong cách bấm những nốt nhạc trên quãng 1 của sáo trúc 6 lỗ thì người học cần phải tiếp tục luôn với cách bấm những nốt nhạc trên quãng 2. Điều chú ý ở đây là cách thổi sáo trúc 6 lỗ ở quãng 2 giống với quãng 1, nhưng hơi thở cần phải mạnh hơn quãng đầu tiên mới ra được quãng 2

  • Điều chú ý khi học những nốt thăng và nốt giáng trên sáo trúc 6 lỗ

Đây là một công đoạn cần nhiều thời gian để luyện tập vì nó khá khó. Cần phải học thành thạo cách bấm những nốt thăng thì mới có thể bấm tốt nốt giáng vì nốt giáng của nốt này sẽ là nốt thăng của nốt trước đó. Ví dụ như: rê giáng = đô thăng.

>> Xem thêm:

 

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *