Từ ngày 01/11/2020, tất cả các doanh nghiệp phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy. Các quy định về sử dụng hóa đơn điện tử như thông báo phát hành hóa đơn, hủy, điều chỉnh, thay thế, lưu trữ hóa đơn điện tử…đều được quy định rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện. Để giúp doanh nghiệp đăng ký phát hành hóa đơn một cách nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện, trong bài viết này sẽ hướng dẫn thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định mới nhất.
Dựa vào cơ sở nào để phát hành hóa đơn điện tử?
Từ này đến hết ngày 31/10/2020 Thông tư 32/2011 vẫn còn có hiệu lực, do đó, việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử vẫn có thể triển khai sử dụng theo Thông tư này.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/11/2020 Thông tư trên sẽ chính thức hết hiệu lực thi hành và doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của Nghị định 119/2018 và Thông tư 68/2019.
Hướng dẫn phát hành hóa đơn điện tử
https://nhaovanphong.com/muc-xu-phat-moi-doi-voi-dn-khong-su-dung-hoa-don-dien-tu-hop-phap/
Để có thể phát hành hóa đơn điện tử, doanh nghiệp thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tiến hành ra quyết định áp dụng hóa đơn điện tử và gửi cho cơ quan thuế thông qua cổng thông tin điện tử. Trong quyết định áp dụng hóa đơn điện tử cần phải có những nội dung sau:
-Thứ nhất là tên hệ thống thiết bị (tên các phương tiện điện tử), tên phần mềm ứng dụng dùng để khởi tạo, lập hoá đơn điện tử.
– Thứ hai là phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
– Thứ ba là bộ phận kỹ thuật hoặc tên nhà cung ứng dịch vụ chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật hoá đơn điện tử, phần mềm ứng dụng;
– Thứ tư là quy trình khởi tạo, lập, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức.
– Thứ năm là trách nhiệm của từng bộ phận trực thuộc liên quan việc khởi tạo, lập, xử lý, luân chuyển và lưu trữ dữ liệu hoá đơn điện tử trong nội bộ tổ chức bao gồm cả trách nhiệm của người được thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
Bước 2: Tiến hành khởi tạo hóa đơn điện tử
Tại bước này, doanh nghiệp cần phải thiết lập đầy đủ các thông tin của người bán hàng, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn….
Bước 3: Phát hành hóa đơn điện tử
Thực hiện bước này cụ thể như sau: Doanh nghiệp ra thông báo phát hành hóa đơn điện tử và gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Bước 4: Doanh nghiệp ký số vào hóa đơn điện tử mẫu
Bước 5: Gửi hóa đơn điện tử mẫu (theo đúng định dạng gửi cho người mua đến cơ quan thuế theo đường điển tử
Lưu ý:
Trong quá trình người bán sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua:
Nêu rõ cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử là truyền trực tiếp từ hệ thống của người bán sang hệ thống của người mua;
Để tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp khởi tạo hóa đơn có thể tiến hành làm các loại giấy tờ trên cùng một lúc và nộp cùng một lần cho cơ quan thuế.
https://nhaovanphong.com/