Với bất cứ công trình nào thì tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm chính là thước đo đánh giá quy trình chống thấm đúng kỹ thuật và thành công. Bạn đã biết Sika là loại vật liệu có khả năng chống thấm tối ưu, được đánh giá cao và được nhiều người lựa chọn sử dụng. Vậy tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm Sika là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Sika chống thấm là gì?
Sika là loại vật liệu chống thấm được công ty trực thuộc tập đoàn Sika AG của nước Thụy Sỹ sản xuất. Sika được sử dụng để chống thấm hiệu quả trong xây dựng hay trong các công trình dân dụng như: sàn, mái, bể nước ngầm…
Sika chống thấm có độ đàn hồi cao, khả năng chống thấm tốt. Ngoài ra nó còn có khả năng co giãn siêu tốt, chịu áp lực cường độ lớn, chống lại việc hình thành các vết nứt. Không bị ăn mòn nên không lo ảnh hưởng tới kết cấu, có độ bền và tuổi thọ cao lại an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường.
Phân loại Sika chống thấm: Ứng dụng vào nhiều công trình khác nhau mà Sika gồm những loại sau:
Hóa chất chống thấm sika: Được thi công một cách dễ dàng bằng cách quét trực tiếp hóa chất lên bề mặt để tạo lớp bảo vệ chắc chắn ngăn chặn nước thấm qua mặt sàn.
Màng chống thấm sika: Đối với màng chống thấm Sika thì nó gồm có 2 loại là màng khò nóng và màng tự dính. Điều đáng chú ý ở màng chống thấm Sika này là chúng có tuổi thọ chống thấm vô cùng bền bỉ lên đến hàng chục năm, chi phí thi công phù hợp, thi công thuận tiện.
Băng cản nước sika: Băng cản nước được làm từ nhựa PVC nguyên sinh cao cấp nên nó có tuổi thọ bền lâu và có khả năng chống thấm tốt. Sản phẩm này thích hợp sử dụng cho các công trình chứa nước lớn như hồ thủy điện, hồ thủy lợi, bể bơi kinh doanh, bể bơi vô cực…
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm JYMEC – Mang lại hiệu quả cống thấm tối đa cho công trình nhà bạn
2. Tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm Sika
2.1. Tiêu chuẩn nghiệm thu thi công
Yêu cầu về băng cản nước cho khe co giãn
Khi sử dụng băng cản nước Sika chống thấm thì khe co giãn phải không được cho nước xuyên qua;
Chiều rộng băng cản nước phải lớn hơn 200mm;
Đường kính hoặc chiều rộng của gân giữa của băng cản nước phải to hơn 10mm;
Căn cứ vào yêu cầu chuyển vị của khe lún thì độ dãn dài của gân giữa của băng to hơn 200%.
Yêu cầu về gioăng cách nước cho các mối nối nguội
Đối có loại tấm: Chiều rộng của gioăng không to hơn hoặc bằng 150mm;
Đối với những dòng vật liệu trương nở: Cạnh nhỏ nhất hoặc đường kính trong từ khoảng 10mm
trở lên; Không nở sớm hơn 24 giờ kể từ khi tiếp xúc với nước.
2.2. Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm
Đối với vật liệu chống thấm cho sàn đáy
Không được cho nước xuyên qua;
Có chiều dày từ 3mm trở lên;
Vật liệu này phải được nối với nhau bằng phương pháp gia nhiệt hoặc tự và lúc tiếp xúc mang nước.
Đối với vật liệu chống thấm cho tường: Thường sử dụng những loại tấm đúc sẵn trên cơ sở bitum hoặc bentonite, những màng chống thấm đàn hồi hoặc những dung dịch kết tinh để chống thấm.
2.3. Tiêu chuẩn nghiệm thu với nước
Sau khi chúng ta phủ xong lớp vật liệu chống thấm sàn nhà vệ sinh thì hãy ngâm thử với nước trong vòng 24 giờ.
Ngâm thử nước là hoạt động kiểm chứng xem hiệu quả của biện pháp và kỹ thuật chống thấm sàn nhà vệ sinh có đạt yêu cầu hay không. Để nếu phát hiện sự cố thì có thể kịp thời khắc phục.
Ngâm thử nước để kiểm tra độ đàn hồi của vật liệu chống thấm được lựa chọn.
Trên đây chúng tôi đã update những tiêu chuẩn nghiệm thu chống thấm Sika để bạn có thể nắm được. Đây được xem là bước quan trọng nhất để hoàn thiện chống thấm cho một công trình. Nếu bạn muốn đạt được hiệu quả chống thấm một cách hoàn hảo nhất thì đừng nên xem nhẹ tiêu chuẩn nghiệm thu này nhé.
>> Xem thêm: